CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Mục tiêu cụ thể năm học 2023 – 2024 là tập trung nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống đạo đức, kĩ năng thực hành, hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh; phát triển khả năng tự học, sáng tạo, để đảm bảo theo chủ trương của chương trình với cấu trúc là chương trình mở, từ đó phát động phong trào “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Trường Tiểu học An Long 2 mở chuyên đề “Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường”. Để đáp ứng mục tiêu trên, giáo viên các tổ đã có những giải pháp sau đây:

Tổ 1: Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ.

image001

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường trong những năm qua đã có bước đổi mới. Nhưng chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn chưa đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy, các tổ, nhóm chuyên môn đang bộc lộ những khó khăn vướng mắc về cách thức sinh hoạt, công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động đặc biệt là hiệu quả các buổi sinh hoạt còn hạn chế. Nội dung kế hoạch, sổ nghị quyết, sổ sinh hoạt nhóm , sổ theo dõi chuyên môn… còn nặng về hình thức, ghi chép còn chung chung, thảo luận về đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu, góp ý giờ dạy chưa đi vào mục tiêu yêu cầu nội dung. Một số tiết dạy xếp loại giỏi, khá chưa thực chất. Một số tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn còn mang tính hình thức chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xây dựng các chuyên đề cần sinh hoạt. Những hoạt động như thao giảng, dự giờ góp ý …còn mang tính đại khái, hình thức có dự giờ nhưng không góp ý xếp loại một cách nghiêm túc mà còn nể nang. Chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động của tổ mà chủ yếu dựa vào kế hoạch chung của nhà trường. Hoạt động trao đổi giữa các nhóm chuyên môn hiệu quả chưa cao. Thực tế ở trường việc sinh hoạt tổ , nhóm chuyên môn đã cho thấy sự hạn chế trong trao đổi nhóm chuyên môn . Việc đánh giá chuyên môn chưa tạo được không khí thoải mái trong các cán bộ giáo viên, còn quá nặng nề về báo cáo, còn coi trọng tính hành chính. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường và hoạt động của tổ chuyên môn.

Tôi xin đưa ra một số giải pháp trong công tác sinh hoạt tổ chuyên môn như sau:

1.Với Tổ trưởng:

Phải  là người có khả năng nắm bắt nhanh tình hình trong tổ, luôn bao quát công việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp. Linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ. Xây dựng mối đoàn kết trong tổ, là người biết lắng nghe, biết chia sẻ đặc biệt biết cách phản hồi tích cực (bởi đây là cách phản hồi khiến người nghe nhận ra cái sai mà vẫn thấy mình được coi trọng, sửa sai trong tâm trạng vui vẻ, thoái mái.

Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng phải bám sát kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch về chuyên môn để xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ. Khi xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần phải lấy ý kiến của các tổ viên, xây dựng dự thảo rồi họp tổ chuyên môn để các thành viên trong tổ trao đổi, bàn bạc rồi đi đến thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học.    Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng: từ việc nêu phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp thực hiện…đến việc phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành…cho từng công việc trong từng tuần, từng tháng.

Khi phân công chuyên môn, Phải biết khơi dậy lòng nhiệt tình, biết khích lệ, động viên các tổ viên để tổ viên hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thông báo trước, trong cuộc họp, từ đó khắc phục tình trạng sinh hoạt tổ chuyên môn qua loa . Vận động giáo viên nghiêm túc chấp hành sự phân công chuyên môn của nhà trường, mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao, thẳng thắn góp ý với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tăng cường công tác tham mưu, Nên tham khảo ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo nhà trường trước những vấn đề khó, chưa nắm bắt cụ thể để giải quyết một cách có hiệu quả nhất.

Phải thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn và qui định chung của tổ. (Vd: 2 tuần 1 lần vào thứ 6 của tuần thứ 2, nếu trùng thì dời thứ 7( hôm sau).

Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng nghiệp chân thành giữa các thành viên trong tổ.

  1. Đối với Tổ viên:

Tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm. Tất cả đều phải coi sinh hoạt Tổ là hoạt động thường xuyên để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tích cực tham gia thảo luận đóng góp ý kiến.

Nghiên cứu kĩ kế hoạch CM gửi trước khi tham gia cuộc họp.

  1. Nội dung sinh hoạt Tổ CM:

–  Thực hiện hiện theo CV 648 của SGDĐT.

–  Thực hiện sinh hoạt nhóm chuyên môn theo qui trình sau:

     Thứ nhất: Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện của  Tổ trong hai tuần trước, phát hiện những vấn đề nảy sinh cùng trao đổi thảo luận đi đến thống nhất.

     Thứ hai: Thống nhất nội dung các hoạt động trong hai tuần tiếp theo. Xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương tiện, thiết bị dạy học cần sử dụng và nội dung tích hợp những gì trong từng …Xác định mảng kiến thức mới và khó để đưa ra phương pháp giải quyết tối ưu nhất.

    Thứ ba: Khi rút kinh nghiệm giờ dạy( dự giờ thăm lớp, thao giảng,..) nên phản hồi tích cực, nắm bắt học hỏi những giải pháp hay, chỉ rõ những hạn chế mà giáo viên mắc phải để người được góp ý thấy được ưu điểm và hạn chế. Từ đó, cùng nhau học tập cái hay, sự sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.

    Thứ tư: Yếu tố không thể thiếu trong sinh hoạt nhóm Tổ là tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm. Tất cả đều phải coi sinh hoạt Tổ là hoạt động thường xuyên để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Tổ 2: một số giải pháp phụ đạo, giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập.

– Nắm được số lượng học sinh còn hạn chế các môn học của Tổ 2 (có danh sách  đính kèm) và để giúp các em nắm vững lại kiến thức kĩ năng các môn học, hiểu bài, tiếp thu nhanh hơn, khắc phục được những mặc hạn chế nêu trên nên cần tập trung phụ đạo các em bằng mọi hình thức khác nhau, nhằm tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả năng và năng lực học tập của mình phù hợp với yêu cầu cần đạt.

– GVCN trao đổi với PHHS của lớp. Đặc biệt là những phụ huynh có con em học còn nhiều hạn chế các môn học, trao đổi về tình hình thực tế và nội dung, biện pháp phụ đạo các em để phụ huynh hỗ trợ, kèm cặp thêm việc học ở nhà cho các em.

– Giáo viên dạy theo khả năng nhận thức của các em thông qua việc học tập trên lớp.

– Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, đánh giá việc học và sự tiến bộ hằng ngày của các em.

– Tổ chức học tập theo nhóm, cặp (đôi bạn cùng tiến), để học sinh có năng khiếu, hoàn thành tốt các môn học giúp đỡ, kèm cặp học sinh còn nhiều khó khăn, hạn chế kiến thức kĩ năng các môn học:

+ Sắp xếp những học sinh hoàn thành ngồi gần những học sinh chưa hoàn thành; phân công học sinh đọc tốt ngồi gần những học sinh còn chậm để giúp đỡ bạn.

+ Tổ chức nhiều phong trào học tập của lớp: “Phong trào hoa chăm học”, “Đôi bạn cùng tiến” thi đua với hình thức: thi đua cá nhân, thi đua theo tổ.

– Gắn việc thực hiện ôn tập kiến thức cũ với việc dạy kiến thức mới.

– Kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày qua việc:

+ Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 15 phút trước khi vào học.

+ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em mỗi ngày. Kết hợp với phụ huynh học sinh nhắc nhở, đôn đốc các em học tập tốt.

– Tiến hành dạy phụ đạo ôn luyện những kiến thức các em chưa nắm vững.

– Tổ chức ôn tập lại vào các buổi chiều trong ngày.

*Môn: Tiếng Việt

– Trước khi học bài mới trên lớp giáo viên cho các em về nhà luyên đọc trước ở nhà nhiều lần. Giờ tập đọc giáo viên chú ý gọi các em đọc nhiều hơn và phân công học sinh có năng khiếu, hoàn thành tốt các môn kèm cặp, kiểm tra bạn đọc. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em cố gắng luyện đọc nhiều hơn so với các bạn ở lớp.

– Tiến hành kiểm tra bài cũ thường xuyên đối với các em đọc còn chậm, đọc chưa lưu loát. Giáo viên luôn lưu ý cách phát âm của học sinh, kịp thời sửa sai, nhắc nhở và uốn nắn để các em sửa lại đọc cho đúng. Thường xuyên gọi các em đọc bài cá nhân, khuyến khích cho các em đọc thêm sách báo, truyện tranh,…

– Trước khi học sinh nghe – viết giáo viên cho các em tự rèn luyện và viết trước ở nhà 1 hoặc 2 lần, đọc nhiều lần bài viết, tìm và luyện viết trước từ khó. Giờ học trên lớp giáo viên luôn quan tâm đến các em, cho các em luyện đọc trước nghe – viết. Đứng gần đọc chậm, chữ nào khó giáo viên đánh vần để các em viết đạt. Các em còn hạn chế có thể viết vài ba câu. Phân công học sinh có năng khiếu, hoàn thành tốt các môn kèm học sinh còn hạn chế, khó khăn.

– Giáo viên thường xuyên cho các em tập luyện nói, HD các em tìm và phát hiện các loại kiểu câu, tập đặt câu… qua các bài luyện tập thực hành.

– Giáo viên thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời, giúp các em viết thành câu, lựa chọn từ ngữ thích hợp để viết câu, đoạn.

*Môn Toán:

– Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài, gọi lên bảng làm bài, kiểm tra các bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học. Phân công học sinh có năng khiếu, hoàn thành tốt các môn giúp đỡ, kèm cặp học sinh còn hạn chế, khó khăn trong học tập.

image002

Tổ 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường.

          Giải pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.

– Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.

– Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:

+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.

+ Học sinh khuyết tật.

+ Học sinh cá biệt về đạo đức.

+ Học sinh còn chậm tiến trong học tập.

+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.

* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:

– Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…

– Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Đây cũng là một trong những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học

* Đối với học sinh còn chậm tiến:

– Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chưa tốt, học chưa tốt những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.

– Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:

+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .

+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.

+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp.

+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh Hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh còn hạn chế tiến bộ.

+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.

+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.

          Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.

– Trước hết , những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè….

– Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng, lớp phó , tổ trưởng,  tổ phó. . sẽ tiến hành công việc của mình như sau:

  • Đầu giờ (trước giờ truy bài):

Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dậy học,có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, không mang dép lê….rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh

  • Trong giờ học:

Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, cộng 1đ/1lần. nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần.

* Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học,  định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:

– Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn đinh.

– Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.

– Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục – Có con em học tốt.

*  Ban ĐDCMHS lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký

*  Nhiệm vụ ban ĐDCMHS lớp:

– Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp

– Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi.

– Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.

* Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:

– Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.

– Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

– Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.

– Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.

– Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.

– Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.

          Giải pháp 3: Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức

Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua,….

– Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…

– Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên.

– Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi,Tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.

          Giải pháp 4: Nêu gương và khen thưởng

– Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên GVCN hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS như sau:

– Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau:

+ Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ.

+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm 10 mỗi môn.

+ Tặng một phần quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra.

– Sau mỗi tuần thi đua, Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm . sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng.

– Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..)

– Đặc biệt chú ý đến HS chậm tiến trong học tập nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng.image003

Tổ  4: Giải pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, HS tham gia Ngày hội GLHS, hùng biện Tiếng Anh…

Ngay từ đầu năm học GVCN các lớp (đặc biệt là các lớp 3, 4, 5) phối hợp với GV Bộ môn trong quá trình giảng dạy phát hiện và tuyển chọn những HS có năng khiếu về các mặt : kiến thức, vẽ, hát, viết chữ đẹp, mạnh dạn, tự tin và nhạy bén,… có tinh thần hợp tác, chia sẻ với bạn bè, có khả năng tiếp thu, chọn lọc để sau khi nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai các CLB bồi dưỡng học sinh năng khiếu thì giới thiệu các em vào các CLB của trường.

Các thành viên phụ trách các CLB Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng theo từng chủ đề. Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải rõ ràng, cụ thể về từng mảng kiến thức,  được sắp xếp từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.

Sau khi Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thì tiến hành bồi dưỡng các em bằng nhiều hình thức: ngoại khóa, tổ chức các hoạt động học tập và duy trì hoạt động thường kỳ theo tuần, tháng để các em tìm hiểu, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, khám phá ngoài phạm vi lớp học.

Các thành viên trong các CLB thường xuyên tìm tòi kiến thức, tập luyện kĩ cho học sinh để đạt những kĩ năng cần thiết cho hội thi. Dự giờ các trường bạn trao đổi rút kinh nghiệm,… Hàng tháng, các thành viên trong các CLB chia sẻ, rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh với các tháng tiếp theo.

Ngoài ra, Các tổ chức trong nhà trường như Đoàn, Đội, Giáo viên chủ nhiệm, PHHS,… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp phối kết hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng.

BGH nhà trường có hình thức khen thưởng, động viên giáo viên và học sinh một cách kịp thời, có hiệu quả.

image004

Tổ 5: Chia sẻ giải pháp thực hiện giáo dục STEM, thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện.

1/ Việc thực hiện giáo dục STEM

– Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục STEM trong các môn học chủ đạo phù hợp với chủ đề STEM

– Chia sẻ việc thực hiện dạy học STEM

+ Xây dựng chủ đề STEM

+ Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục STEM

+ Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM

+ Cấu trúc các hoạt động trong bài học STEM

– Xây dựng KHBD theo từng chủ đề STEM đã lựa chọn.

– Thực hiện  giảng dạy STEM

– Rút kinh nghiệm sau tiết dạy STEM ( Tìm cách khắc phục khó khăn trong quá trình giảng dạy)

2/ Thuận lợi

  1. a) Về xây dựng KHBD:

– GV cũng được học hỏi  cách thực hiện STEM qua tập huấn và qua tham dự tiết dạy minh hoạ của giáo viên trong tổ.

– GV trong tổ hỗ trợ nhau trong việc xây dựng KHBD và có sự giúp đỡ của thầy Sơn trong việc hướng dẫn về cách tạo sản phẩm liên quan đến môn Mĩ thuật.

– Tìm được các video về cách làm sản phẩm phù hợp với chủ đề STEM

  1. b) Chuẩn bị vật liệu

– Được sự hỗ trợ về kinh phí của nhà trường  để mua vật liệu chung cho hoạt động nhóm.

– GV cũng chuẩn bị vật liệu cho mỗi HS khi tham gia thực hành mẫu (Vì các em mới lần đầu thực hiện nên còn bỡ ngỡ)

– Sản phẩm STEM cũng khá đơn giản, phù hợp với các em.

– Các em đều chuẩn bị tốt các vật liệu, đồ dùng khi tạo sản phẩm.

3/ Khó khăn:

Chủ đề : Bộ ghép hình từ các khối lập phương

– Tích hợp nhiều bài học ở môn chủ đạo. Các bài học không liên tục

– Yêu cầu cần đạt ở môn tích hợp ( Công nghệ) không có sự gắn kết với môn chủ đạo : Sản phẩm STEM không có sự liên kết với nội dung của môn chủ đạo.

– Hai tiết thực hành không được thực hiện liên tục do ngày dạy STEM có tiết bộ môn.

4/ Giải quyết khó khăn

– Thực hiện gộp bài  nhưng đảm bảo tính liên tục và thống nhất cách soạn, dạy ở những tiết này.

– Điều chỉnh lại yêu cầu cần đạt ở môn tích hợp (Công nghệ) có sự gắn kết với môn chủ đạo (Khoa học)

–  Sản phẩm STEM vẫn đảm bảo theo chủ đề nhưng nội dung thể hiện trên sản phẩm là kiến thức trọng tâm của môn chủ đạo.

– Dời tiết thực hành vào buổi chiều để các em có nhiều thời gian tạo sản phẩm

Tổ 5: Chia sẻ giải pháp thực hiện giáo dục STEM, thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện.

1/ Việc thực hiện giáo dục STEM

– Xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục STEM trong các môn học chủ đạo phù hợp với chủ đề STEM

– Chia sẻ việc thực hiện dạy học STEM

+ Xây dựng chủ đề STEM

+ Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục STEM

+ Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM

+ Cấu trúc các hoạt động trong bài học STEM

– Xây dựng KHBD theo từng chủ đề STEM đã lựa chọn.

– Thực hiện  giảng dạy STEM

– Rút kinh nghiệm sau tiết dạy STEM ( Tìm cách khắc phục khó khăn trong quá trình giảng dạy)

2/ Thuận lợi

  1. a) Về xây dựng KHBD:

– GV cũng được học hỏi  cách thực hiện STEM qua tập huấn và qua tham dự tiết dạy minh hoạ của giáo viên trong tổ.

– GV trong tổ hỗ trợ nhau trong việc xây dựng KHBD và có sự giúp đỡ của thầy Sơn trong việc hướng dẫn về cách tạo sản phẩm liên quan đến môn Mĩ thuật.

– Tìm được các video về cách làm sản phẩm phù hợp với chủ đề STEM

  1. b) Chuẩn bị vật liệu

– Được sự hỗ trợ về kinh phí của nhà trường  để mua vật liệu chung cho hoạt động nhóm.

– GV cũng chuẩn bị vật liệu cho mỗi HS khi tham gia thực hành mẫu (Vì các em mới lần đầu thực hiện nên còn bỡ ngỡ)

– Sản phẩm STEM cũng khá đơn giản, phù hợp với các em.

– Các em đều chuẩn bị tốt các vật liệu, đồ dùng khi tạo sản phẩm.

3/ Khó khăn:

Chủ đề : Bộ ghép hình từ các khối lập phương

– Tích hợp nhiều bài học ở môn chủ đạo. Các bài học không liên tục

– Yêu cầu cần đạt ở môn tích hợp ( Công nghệ) không có sự gắn kết với môn chủ đạo : Sản phẩm STEM không có sự liên kết với nội dung của môn chủ đạo.

– Hai tiết thực hành không được thực hiện liên tục do ngày dạy STEM có tiết bộ môn.

4/ Giải quyết khó khăn

– Thực hiện gộp bài  nhưng đảm bảo tính liên tục và thống nhất cách soạn, dạy ở những tiết này.

– Điều chỉnh lại yêu cầu cần đạt ở môn tích hợp (Công nghệ) có sự gắn kết với môn chủ đạo (Khoa học)

–  Sản phẩm STEM vẫn đảm bảo theo chủ đề nhưng nội dung thể hiện trên sản phẩm là kiến thức trọng tâm của môn chủ đạo.

– Dời tiết thực hành vào buổi chiều để các em có nhiều thời gian tạo sản phẩm

image005

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Hoa, tổng hợp từ tổ chuyên môn.